Cách Cắt Mồng Gà Không Chảy Máu Như Thế Nào?

Cắt mồng gà đá là một kỹ năng mà mỗi sư kê đều cần phải trang bị để tiện trong việc chăm sóc cho các chú gà chiến. Tuy nhiên việc này có thể gây tổn thương nếu không thực hiện đúng cách. Vậy làm thế nào để việc cắt mồng gà không bị chảy máu và hạn chế tổn thương nhất? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho anh em về kỹ thuật cắt mồng gà đá.

Mồng gà có vai trò như thế nào?

Mồng gà hay mào gà là phần thịt nằm trên đỉnh đầu gà, nó chủ yếu có màu đỏ. Bộ phận này giữ vai trò khá quan trọng đối với cơ thể của gà, cụ thể là:

Mồng giúp chiến kê cân bằng nhiệt độ cơ thể

Phần mồng tuy ở trên đỉnh đầu nhưng có công dụng giải nhiệt cho gà vì chúng không thể xuất mồ hôi để giải nhiệt. Gà giải nhiệt bằng cách làm mát dòng máu chảy qua mồng, từ đó cân bằng được nhiệt độ cơ thể gà khi thời tiết nóng nực.

Là đặc điểm hấp dẫn gà mái

Mồng gà lớn và bắt mắt có công dụng thu hút gà mái, do gà có thể nhận biết màu sắc và thích màu đỏ. Chú gà nào có mồng càng đỏ rực càng thu hút được nhiều gà mái. Ngoài bộ lông thì mồng chính là một đặc điểm thể hiện giá trị thẩm mỹ riêng của từng chú gà.

XEM THÊM:  Bí quyết xem vảy gà đá cựa sắt cực chuẩn để tăng tỷ lệ cược thắng khi cá độ

Cách Cắt Mồng Gà Không Chảy Máu Như Thế Nào?

Thể hiện sức khỏe của gà

Sức khỏe của một chú gà còn được phản ánh qua mồng. Nếu nó xuất hiện màu nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm, xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị ốm bệnh. Mồng to, đỏ tươi là dấu hiệu gà khỏe.

Vì sao phải cắt mồng gà?

Mồng gà là một bộ phận trên cơ thể với nhiều tác dụng. Cắt mồng gà trên thực tế không làm ảnh hưởng đến lối đánh và kỹ năng ra trận của chiến kê. Vậy tại sao lại phải cắt mồng gà?

Có thể nhiều người không biết, với một số con gà, phần mồng gà này phát triển quá lớn sẽ gây bất lợi trong việc giao chiến tranh tài của chúng. Phần mào gà lớn rất có thể sẽ gây vướng víu và che tầm mắt của gà. Làm năng lực quan sát kẻ địch giảm đi, theo đó không thể ra đòn chính xác được. Đặc biệt, việc cắt mồng cho gà sẽ tránh được việc gà bị đối thủ ghim cựa và mồng. Trong khi giao đấu, một khi chiến kê bị ghim mồng chảy máu thì gần như mất hết lợi thế chiến đấu, khó có cơ hội giành chiến thắng.

Chính vì thế người ta thường cắt bớt phần mồng đi để chiến kê của mình tranh tài tốt hơn.

Như vậy việc cắt mồng gà là việc các sư kê nên làm, tuy nhiên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thao tác đúng kỹ thuật nếu không sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

XEM THÊM:  Các Thế Gà Chọi Phổ Biến Nhất Từ Trước Tới Nay

Một số lưu ý khi cắt mồng gà

Khi cắt mồng gà cần xác định được thời điểm phù hợp. Nếu cắt mào gà quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của gà. Bởi cắt sớm lúc gà còn nhỏ sẽ khiến gà mất sức, đề kháng yếu. Ngoài ra còn dẫn đến hệ lụy gà chậm lớn do phải hồi phục vết thương.

Thời điểm thích hợp nhất để cắt mồng gà là sau khi gà học gáy tầm 2 tháng. Lúc này gà đang trong thời kỳ sung sức nhất, các bộ phận bên ngoài cũng phát triển toàn diện. Cho nên cắt mồng gà vào thời điểm này gà sẽ có sức đề kháng để dưỡng thương.

Cách cắt mồng gà không chảy máu

Cắt mồng gà là một tác động là tổn thương cơ thể gà. Bởi vậy để giảm thiểu tổn thương nhiều nhất và không để gà chảy máu, cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành cắt mồng.

Các bước chuẩn bị

  • Chọn ngày vào cuối tuần trăng để gà ít dồn máu lên đầu. Chọn cắt vào buổi tối để gà được bình tĩnh hơn ban ngày.
  • Cho gà uống vitamin K trước khi cắt tỉa mồng.
  • Chuẩn bị kéo sắc, cồn tiệt trùng, thuốc cầm máu, khăn để lau vết cắt.
  • Xác định chính xác vị trí và hình dạng mồng cần cắt.

Thao tác cắt mồng gà không chảy máu

Sau khi chuẩn bị xong sẽ tiến hành cắt mồng cho gà.

  • Khi cắt nên có 2 người cùng làm. Trước hết quấn chặt gà vào một cái khăn lớn, để hở phần đầu và chân, cùng lúc giữ thật chắc để hạn chế gà cựa quậy.
  • Tiệt trùng dao và mồng gà trước khi cắt.
  • Nên cắt non trước rồi từ từ mới tỉa dần để có được chiếc mồng gà đẹp và ưng ý nhất.
  • Sau đó lấy khăn ẩm ép chặt vào vết cắt, tiếp tục rắc thuốc cầm máu vào vết cắt. Chỉ khi nào máu đông thì mới thả gà vào chuồng.
XEM THÊM:  Gà Chọi Bị Sủi Bọt Mắt Là Bệnh Gì Có Nguy Hiểm?

Dưỡng thương cho gà sau khi cắt mồng

Sáng hôm sau cần phải kiểm tra lại máu khô có gây bịt mũi gà không rồi lau đi. Cần cho gà uống kháng sinh từ 1 đến 2 lần mỗi ngày tránh xảy ra viêm nhiễm. Trong thời gian từ 2 đến 3 tuần tránh tình trạng gà bị kích động, chạy nhảy. Đặc biệt các sư kê không nên cho gà đi chọi trong thời điểm đang bị tổn thương này.

Việc cắt mồng cho gà không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm, nhưng anh em trước khi tiến hành cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để mỗi bước tiến hành nhanh chóng, hạn chế tối đa tổn thương và chảy máu cho gà. Hy vọng qua bài viết, anh em sẽ biết cách cắt tỉa mồng cho gà chiến của mình thật đẹp và ưng ý. Chúc anh em thành công!

Nhìn chung thì nếu không thật sự cần thiết thì cũng không nhất thiết phải cắt mào gà. Chúng có thể khiến cho chiến kê mất máu, nhiễm trùng. Hãy thử cách chơi mới không tác động quá nhiều tới mỏ gà xem như thế nào nhé. Chia sẻ kinh nghiệm với Vui 123 nào anh em!

 

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *