Cách Chữa Gà Bị Om Đòn Như Nào Hiệu Quả

Trong quá trình chăm sóc, huấn luyện và cho gà thi đấu sẽ không tránh được tình trạng gà bị om đòn. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ mất đi một chiến binh tốt. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn cách nhận biết gà bị om đòn, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị om đòn

Gà bị om đòn hay còn gọi là vỡ đòn là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân khách quan đến từ các đối thủ trong thi đấu. Nhưng cũng có nguyên nhân chủ qua là do sơ ý của các sư kê.

  • Gà mới được mua về, chưa quen với môi trường mới, chưa bắt nhịp được với lịch sinh hoạt mới nên cả thể trạng và tinh thần đều thiếu ổn định. Nhưng đã được các sư kê cho đi đá. Tất nhiên kết quả sẽ không được tốt mà còn làm cho gà bị om đòn.
  • Gà vừa mới ốm xong hoặc chưa khỏi bệnh dứt điểm, sức khỏe kém, phong độ chưa ổn định. Nếu cho đi đá ngay rất dễ bỏ chạy, khi về sẽ có dấu hiệu om đòn.
  • Gà mới lớn (gà tơ, trống choai) trong quá trình nuôi nhốt ở gần gà trưởng thành, gà già dễ bị bắt nạt. Chỉ cần nghe tiếng gáy của gà lớn đã cảm thấy sợ hãi và nhụt chí, khó có can đảm để ra thi đấu.
  • Trong thi đấu bị đối thủ đánh đòn phủ đầu mạnh. Tức là vừa lâm trận đã bị đối thủ ra đòn đau, tấn công vào chỗ hiểm hoặc chỗ bị thương chưa lành. Gà không đủ bản lĩnh sẽ lập tức bỏ chạy và bị om đòn lâu.
XEM THÊM:  Cho Gà Uống Ampicillin Như Thế Nào Là Tốt?
Cách chữa gà chọi bị om đòn như thế nào?
Cách chữa gà chọi bị om đòn như thế nào?

Biểu hiện của gà bị om đòn

Nói chung dù là nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng om đòn ở gà thì cũng phải nhìn nhận những con gà bị om đòn thường không có đủ bản lĩnh. Với những con gà lì lợm, hung hăng, hiếu chiến thì ít khi bị om đòn. Để nhận biết gà bị om đòn, anh em nên quan sát kĩ gà, nếu thấy những biểu hiện sau thì phải có phương án điều trị ngay

  • Trước khi đi thi đấu rất phong độ, thậm chí hung hăng, máu lửa nhưng khi thi đấu về thì uể oải, rụt rè. Đây chính là biểu hiện của gà bị om đòn.
  • Tự nhiên thấy gà trở nên rụt rè và nhút nhát, động tác không nhanh nhẹn linh hoạt như trước. Biểu hiện này rất dễ lẫn với việc gà bị ốm. Anh em cần quan sát thêm ánh mắt của gà, nếu thấy ánh mắt biểu hiện của sự sợ hãi thì đúng là gà bị om đòn.
  • Đang thi đấu thì bỏ chạy, sư kê làm mọi cách cũng không chịu quay lại sới. Khả năng là đã bị đối thủ làm cho sợ, hoặc bị đau nên sợ hãi không dám tiếp tục thi đấu.
  • Gà bị om đòn trông dáng dấp lù đù, thay vì đập cánh mạnh liên tục thì chỉ vỗ đèn đẹt. Không gáy, nếu có gáy cũng nhỏ và ngắt quãng.

Hướng dẫn cách điều trị gà bị om đòn

Sau khi nhận thấy các biểu hiện bị om đòn, xác định rõ nguyên nhân do đâu, anh em nên đưa ra phương án điều trị kịp thời cho gà. Nếu để tình trạng om đòn kéo dài gà sẽ mất khả năng thi đấu, anh em sẽ mất đi một chiến kê tốt thì rất đáng tiếc. Mỗi trường hợp bị om đòn sẽ có nguyên nhân khác nhau và cách điều trị tương ứng.

XEM THÊM:  Phân biệt đá gà đòn và đá gà cựa sắt. Thể loại nào lôi cuốn hơn?
Gà bị om đòn thường sau các trận đá gà nhiều thời gian
Gà bị om đòn thường sau các trận đá gà nhiều thời gian

Gà mới mua về bị chưa quen với môi trường sống mới

Trong trường hợp này gà sẽ bị lạ chỗ, cần cho gà ở chuồng riêng, cách xa những con gà khác, để cho tâm lý gà được ổn định. Nếu gà bị hoảng loạn thì không cần gà khác tấn công chúng cũng sẽ tự làm mình bị thương. Chuồng gà sạch sẽ thoáng mát, tạo cho gà có một môi trường sống thoải mái nhất thì gà mới nhanh làm quen và thích nghi được. Sau vài ngày có thể kiếm một chú gà yếu hơn hoặc hiền lành 1 chút cho tiếp xúc. Dần dần mới cho làm quen nhiều hơn và bắt đầu tập luyện.

Gà bị thương, bị ốm chưa khỏi hẳn

Tình trạng gà bị om đòn do chưa khỏi hẳn đã bị chủ kê cho ra thi đấu rất phổ biến. Đây là nguyên nhân do suy nghĩ nóng vội chủ quan của chủ kê nên có thể dễ dàng khắc phục. Chỉ cần anh em lưu ý, cho gà khỏi hẳn chấn thương, hết ốm bệnh. Trong thời gian điều trị chấn thương, chăm sóc tốt cho gà, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi đã gần khỏi mới cho gà tập luyện nhẹ nhàng trở lại. Ngoại thương thì dễ quan sát nhưng nội thương thì người nuôi khó nhận biết được. Cho gà nghỉ ngơi hợp lý để có thời gian bình phục cả nội và ngoại thương. Chế độ chăm sóc gà giai đoạn chấn thương rất quan trọng, muốn gà nhanh bình phục, thi đấu không bị om đòn thì nên chăm sóc thật cẩn thận.

XEM THÊM:  Gà Chọi Lai Có Đá Được Hay Không?

Gà trong giai đoạn bắt đầu phát triển (gà mới lớn)

Gà mới lớn cũng nên cho lên chuồng sớm, tách đàn, không cho tiếp xúc với những con gà già dơ hơn. Sau khi chúng quen dần mới cho tiếp xúc nhiều hơn, ban đầu cũng chỉ nên chọn gà non hơn hoặc cùng tầm để làm quen.

Gà om đòn nếu để nặng có thể khiến gà bị chết
Gà om đòn nếu để nặng có thể khiến gà bị chết

Trúng đòn đau khi thi đấu

Cho gà tăng cường tập luyện các bài tập về độ bền, dẻo dai, kết hợp vẫn hơi vần đòn để gà dạn dĩ hơn. Khi ra trận sẽ không sợ bất cứ đối thủ nào, nếu trúng đòn đau cũng không dễ dàng bỏ chạy.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị gà bị om đòn mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích được nhiều cho anh em trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà. Chúc anh em có được những chiến kê mạnh, ra trận đảm bảo bách chiến bách thắng.

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *