Gà chọi bị rút gân hơi khó chữa khỏi triệt để bởi chúng khó phục hồi hơn việc gãy chân gãy xương. Phần cơ gân là phần mềm nền phục hồi khó và không bền. Nó cũng giống như kiểu dây chằng đầu gối ấy rất khó hồi phục như ban đầu. Gãy chân chỉ cần liền chân là xong nhưng đứt dây chằng căng dây chằng thì khả năng bị lại là cao. Chưa kể là khỏi rồi thì cảm giác bóng cũng không còn như lúc đầu. Gà chọi cũng tương tự như vậy nên anh em cũng không nên hy vọng gì nhiều.
Gà chọi bị rút gân là sao?
Khi thấy chiến kê của chúng ta đang đá tự nhiên tập tễnh, không đi lại được hoặc không điều khiển được, chân co quắp thì khả năng bị rút gân là cao. Khi đó chúng ta thấy các ngón chân của gà co quắp lại mà không thể nào duỗi thẳng ra được. Nó khác với trường hợp mất gân khi mất thì vẫn có thể hoạt động lại được bình thường chỉ là tạm thời mất mà thôi. Còn lại việc đi lại hoạt động có thể vẫn bình thường chỉ là hơi yếu 1 chút. Vì thế chúng ta cần phân biệt rõ giữa 2 khái niệm này.
- Mất gân vẫn đi lại hoạt động bình thường chân hơi yếu. Nguyên nhân lâu không vận động hoặc mới ốm dậy cơ bắp gân cốt chưa hoàn toàn hồi phục.
- Rút gân thì chân, ngón chân co quắp không điều khiển được.
Nguyên nhân gà chọi bị rút gân mất gân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này trong đó có những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
Đầu tiên là tai nạn trong những trận chiến căng thẳng. Lúc đó giao tranh ác liệt nên không biết gãy chân, gãy cần cổ hay rút gân đứt gân lúc nào. Cái này là tai nạn, bệnh nghề nghiệp nên không thể tránh khỏi. Nó cũng giống như cầu thủ bóng đá đôi khi chẳng va chạm với ai cũng đứt dây chằng là vậy. Vì thế đen thì phải chịu thôi anh em ạ.
Thứ 2 có thể là do bệnh tật khi các bệnh liên quan tới các dây thần kinh ảnh hưởng tới chiến kê. Chúng làm cho cánh, chân gà co quắp và dần dần bị liệt. Những bệnh này khá phổ biến như gà rù, newcaster, bại liệt… Những bệnh này chỉ cần tiêm phòng từ nhỏ thì khả năng bị sẽ là rất thấp.
Ngoài ra tình trạng mất gân gà chọi cũng có thể tới từ việc đạp mái quá nhiều gây ra mất sức, mất sinh lực. Lúc này cả thân hình gầy gò, lông xơ xác theo kiểu tốt mái hại trống nên cũng có thể gây ra mất gân, rút gân.
Một trường hợp không thể bỏ qua khi gà chọi bị rút gân mất gân là trúng gió. Nó cũng có thể giống với các bệnh tật nhưng nó thiên về kiểu bị đột quỵ của con người. Những con gió lạnh khiến cho tai biến mạch máu, tắc nghẽn nên đâm ra bị liệt chi, liệt cánh, méo miệng cũng khá là nguy hiểm.
Gà chọi bị rút gân xác suất chữa được bao nhiêu phần trăm?
Dù là nguyên nhân gì thì việc gà đã ảnh hưởng tới gân cốt xác định việc chữa trị sẽ là rất khó, tốn nhiều thời gian. Và xác suất chữa được cũng là không cao đâu anh em ạ. Nó phụ thuộc vào từng nội lực của gà kết hợp với tình trạng chấn thương và sự kiên trì của chủ nhân nữa. Nếu kết hợp được 3 yếu tố này khả năng chữa được sẽ là cao.
- Nếu 1 con gà có thể chất tốt do có cơ bản ban đầu, hay tập luyện thể dục thể thao, đá gà thì khả năng phục hồi sẽ cao.
- Chấn thương của gà chỉ là căng giãn cơ, thần kinh thì dần dần theo thời gian tự hồi phục. Còn cái loại co quắp, rút gân, đứt gân thì khó bởi phải can thiệp nối dây các kiểu…
- Sự kiên trì của chủ nhân khi tập luyện cho chiến kê của mình. Chúng là các bài tập hồi phục chức năng cần làm thường xuyên đều đặn.
Nếu quá nản lòng, không đủ kiên nhẫn thì rất khó hồi phục. Mà có hồi phục lại cũng không thể đạt được phong độ 100% như lúc đầu.
Cách chữa gà chọi bị rút gân mất gân như thế nào?
Khi nhận thấy gà chọi có những đặc điểm của rút gân mất gân thì có thể kiểm tra và phân loại chúng để đánh giá chính xác tình trạng. Nếu chỉ đơn thuần là đang đánh trận mà bị co rút gân thì việc bị trúng dây thần kinh, đứt gân, giãn cơ là khả năng có. Nhưng nếu đi kèm bại liệt hoặc bệnh tật, phân xanh phân trắng thì chúng đã bị bệnh. Lúc này cần phải cách ly thật nhanh và rắc vôi bột để tránh bệnh lây truyền. Các bệnh này lây lan khá là nhanh và khó chữa được.
Quy trình chữa gà chọi bị mất gân rút gân như sau :
- Nhanh chóng ngâm chân gà vào nước đá lạnh. Nước lạnh sẽ khiến cho gân cơ nhanh chóng co lại và giảm sưng sung huyết các vết đứt, rách phần gân cơ. Đó là lý do vì sao cầu thủ bị chấn thương hay chườm đá là như vậy.
- Sau khi ngâm chườm đá khoảng 15-20 phút cho phần cơ toàn cơ thể gà đã co lại chúng ta nghỉ ngơi 1 lúc xong tiếp tục ngâm nước ấm, nước nóng. Lúc này nước nóng sẽ làm cơ gân giãn ra, luân chuyển máu tới các vị trí này cung cấp oxy, chất dinh dưỡng giúp gà nhanh hồi phục.
- Vày ngày đầu tiên có lẽ chỉ ngâm nóng, ngâm lạnh như vậy thôi. Sang khoảng 3-4 ngày sau thì tiếp tục tập luyện cơ bắp, xoa bóp, massage, giãn gân cốt và đánh giá độ hồi phục. Nếu làm tốt chúng ta sẽ thấy kết quả sau 1 tuần. Còn nếu không thì coi như là rất khó hoặc chậm hơn nữa.
Nhìn chung việc chữa gà chọi bị mất gân, rút gân cũng khá là hên xui. Liên quan tới mô cơ, dây thần kinh nên mọi thứ phụ thuộc nhiều vào may mắn mà thôi.
Cách chăm sóc gà chọi bị mất gân rút gân
Bên trên chỉ là cách chữa tạm thời và tập luyện thôi. Còn việc chăm sóc chế độ ăn uống cũng khá là quan trọng giúp gà nhanh hồi phục.
Thức ăn thì cho ăn đầy đủ các nhóm bao gồm tinh bột, ngũ cốc, chất tanh, chất xơ sao cho đáp ứng yêu cầu của gà.
- Về tinh bột có thể cho ăn thóc, gạo, hạt kê, ngũ cốc làm sẵn. Nếu có điều kiện tốt, thời gian thì ngâm thóc mầm cho gà chọi để chúng ăn uống khỏe hơn, mang tới nhiều vitamin E, B1 cho gà.
- Về thức ăn tinh thì thịt lợn, các loại bò sát như rắn, thằn lằn, lươn trạch cũng là cực tốt. Điều kiện hơn nữa cho gà ăn các loại côn trùng như dế, worm cũng nhiều vitamin, dưỡng chất.
- Về thức ăn xơ thì cho ăn rau củ quả cà chua ăn bao nhiêu thì ăn. Riêng cái này ăn không giới hạn vì khá tốt cho gà.
Điều kiện ăn ở nên ở nơi thông thoáng với nền cát sạch và mềm như nền cỏ. Luôn bố trí nơi có không gian ấm áp để giúp gà phát triển. Hạn chế quá lạnh dễ bị bệnh hô hấp hoặc co quắp cơ bắp. Nếu có thể cho 1 bóng sưởi cho những con này càng tốt.
Một điều chú ý nữa khi chữa gà chọi bị mất gân đó là không được cho gà đạp mái. Cứ cho đạp thì bao nhiêu dưỡng chất mất hết. Tốt mái hại trống, mất hết thể chất, tinh chất rất khó bù đắp lại.
Về tập luyện thì ban đầu sẽ chỉ là các bài tập co duỗi chân cơ bản mà thôi. Sau khi thấy có hiệu quả chúng ta bắt đầu các bài tập vận động như chạy lồng, bay nhảy. Và khi đạt thể lực tốt thì bắt đầu lại các bài tập đối kháng, vần hơi vần đòn.
Cách phòng gà chọi bị mất gân rút gân như thế nào?
Đừng đợi tới khi bị bệnh mới bắt đầu tìm cách chữa trị. Thay vào đó hay phòng tránh cho chúng để đảm bảo nhất cho chiến kê của mình. Hạn chế việc bị mất gân rút gân khó chữa trị.
- Luôn khởi động kỹ trước các trận chiến dù là vần hơi, vần đòn hay chạy nhảy. Lúc này chúng ta tìm cách giãn cơ cho gà bằng xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài vận động thông thường.
- Sau mỗi trận chiến nên xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng để giúp cơ bắp gà mau hồi phục.
- Nuôi nhốt nơi thông thoáng nhưng đảm bảo nhiệt độ ổn định. Thông thoáng quá lúc nóng lúc lạnh rất dễ bị trúng gió. Có điều kiện nên thắp bóng đèn giữ ấm cho chúng.
- Bổ xung chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Không cho ăn quá nhiều 1 loại thức ăn rất có thể sẽ bị béo phì, thiếu chất.
- Hạn chế đạp mái quá nhiều nhất là khi càng dần các giải đấu quan trọng.
- Luôn tiêm phòng các bệnh từ nhỏ đủ liều để phòng bệnh.
Những chia sẻ của gamevui123 hy vọng rằng anh em đã biết cách chữa gà chọi bị rút gân mất gân. Nhìn chung hên xui có thể khỏi được còn nếu xui thì không khỏi. Với những chiến kê không khỏi thì chúng đã bị tật rồi nên chúng ta tốt nhất nên hóa kiếp cho chúng. Việc đạp mái lúc này cũng không làm được nữa.
Anh em có kiến thức nào thì hãy chia sẻ xuống bên dưới. Truy cập vào chuyên mục đá gà để đón xem nhiều bài viết hay và hấp dẫn hơn nữa!