Hiện tượng gà bị sưng ngón chân rất hay gặp ở gà chọi vì đây là loại gà có mức độ vận động nhiều. Nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này có rất nhiều, tương ứng với mỗi nguyên nhân là một phương pháp điều trị phù hợp. Anh em muốn biết cụ thể về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gì gà chọi bị sưng ngón chân?
Gà bị sưng ngón chân muốn tìm được phương hướng điều trị hiệu quả thì trước tiên phải xác định rõ nguyên nhân. Từ đó mới có được cách điều trị cũng như tìm ra phương pháp phòng tránh tốt nhất.
Gà bị mắc bệnh truyền nhiễm
Khi gà được từ 4 tuần tuổi trở lên đã có thể cho đi theo gà mẹ ra môi trường bên ngoài. Lúc này cơ thể gà còn non rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn vi rút. Một trong số đó là vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra bệnh MS, biểu hiện là sưng ngón chân ở gà. Loại vi khuẩn này có thể sống trên lông gà, các bề mặt chuồng, chất độn…từ 2 đến 3 ngày.
- Gà bị MS biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sưng phù các ngón chân, khớp chân. Là do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng các khớp gân và màng hoạt dịch.
- Nhiễm trùng đường hô hấp, gà khó thở, khò khè.
- Vi khuẩn MS có thể lây qua đường hô hấp, ăn uống chung, lây từ gà mẹ sang gà con qua đường đẻ trứng.
- Thời gian từ lúc nhiễm vi khuẩn đến lúc có các triệu chứng ban đầu là từ 1 đến 4 tuần.
- Tỷ lệ gà chết thấp nhưng sau khi mắc bệnh gà thường để lại di chứng.
Gà bị bọ đỏ cắn gây sưng chân và nổi mẩn
Bọ đỏ là một loại thường sống ký sinh trên cơ thể gà. Chúng thường tập trung ở phần chân, móng của gà. Loại bọ này tròn, nhỏ khi hút máu sẽ chuyển sang màu đỏ nên có tên là bọ đỏ. Loại bọ này hút máu và chất dinh dưỡng trên cơ thể gà. Tại vị trí vết cắn sẽ xuất hiện mẩn đỏ, sưng đau, gà ngứa nên thường rỉa vào những chỗ vết cắn gây viêm loét nhiễm trùng.
Bị bọ đỏ cắn không nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng về sau. Với gà nhỏ, gà con sẽ làm gà chậm phát triển, lông xơ xác, không lớn được. Với gà trưởng thành gà đau, ngứa, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt với gà chọi sẽ làm xấu da, gà sẽ đi lại khó khăn trong một thời gian dài.
Gà chọi bị bệnh gout
Không phải chỉ có người mới bị gout mà gà cũng có thể bị. Gà bị gout chủ yếu là do ăn uống không điều độ, gây tích tụ nhiều muối urat trong cơ thể. Khi đó gà sẽ bị viêm và sưng đau các khớp trong đó có các ngón chân. Tình trạng sưng đau sẽ diễn ra trong nhiều tuần làm gà đi lại khó khăn. Nếu người nuôi gà chạm vào gà sẽ giãy giụa phản ứng mạnh. Đặc biệt khi gà bị gout sẽ có biểu hiện sưng đều cả 2 bên chân.
Nguyên nhân chủ yếu là do gà được cho ăn quá nhiều đạm, dư thừa protein nhưng lại ăn ít rau, củ và không được bổ sung nước. Cho gà bổ sung đạm để gà sung hơn nhưng phải chú ý đến liều lượng vừa đủ và cân bằng với các nhóm chất khác.
Gà bị áp xe ngón chân
Đây là hiện tượng gà có vết thương hở ở chân tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, trú ngụ tập trung tại một điểm sưng phồng trên bàn chân. Bên trong sẽ có mủ và nhiều vụn bẩn. Đặc điểm hiện tượng sưng chân do áp xe như sau:
- Chỗ sưng mềm nhưng đỏ, có nhiệt độ cao, chạm vào sẽ rất đau.
- Vì nhiễm trùng nên gà sẽ sốt, mệt mỏi, chán ăn.
- Gà đau chân đi lại khập khiễng để lâu sẽ làm hỏng chân gà.
- Tuy nhiên không như gout sẽ lan sang cả 2 chân. gà bị áp xe chỉ sưng chân bên nào viêm mà thôi.
- Nếu hiện tượng áp xe chuyển nặng, gà nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp điều trị sưng ngón chân cho gà chọi hiệu quả nhất
Gà bị sưng ngón chân vì lý do gì thì sẽ có cách điều trị tương ứng. Không phải cứ sưng chân là điều trị giống nhau.
- Gà bị sưng chân do bọ đỏ đốt: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ phun khử khuẩn, phát quang khu vực xung quanh. Thiết kế chuồng trại phải thoáng khí. Thay lớp cát hoặc trấu lót bên dưới nền chuồng. Cho gà dùng thuốc Hantox 200 hoặc Hantox-spoon hoặc Hantox-spray.
- Gà bị sưng chân do gout: Có thể cho gà dùng thuốc hỗ trợ nhưng cơ bản nhất vẫn là điều trị chế độ dinh dưỡng, ăn uống. Nếu được ăn uống điều độ 1 thời gian bệnh sẽ từ từ khỏi.
- Gà bị áp xe thì căn bản nhất phải đi trích ổ áp xe, dẫn mủ ra ngoài và làm vệ sinh vùng viêm nhiễm. Sau đó cho gà sử dụng thuốc kháng sinh. Không nên tự ý trích áp xe cho gà ở nhà, nếu không biết làm hoặc dụng cụ không đảm bảo vệ sinh sẽ làm gà viêm nặng hơn.Tốt nhất nên đưa gà đến các cơ sở thú ý để điều trị.
- Gà bị bệnh MS: nên cho gà dùng kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống. Kháng sinh tiêm là Suma Zinmycin liều 1ml/này/5kg, tiêm từ 1 đến 3 mũi kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt. Kháng sinh uống: Lincovet GDH, cho gà uống liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Cách phòng chống gà chọi bị sưng ngón chân hiệu quả
Cách phòng chống hiệu quả nhất để gà chọi không bị sưng ngón chân là cho gà ăn uống điều độ, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Thiết kế chuồng thoáng mát, thay chất độn chuồng thường xuyên, khử khuẩn chuồng thường xuyên.
- Vệ sinh đồ dụng đựng thức ăn, nước uống cho gà.
- Cho gà ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm chất.
- Khi gà bị sưng ngón chân thì phải điều trị kết hợp nghỉ ngơi, không nên để gà vận động mạnh.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những nguyên nhân cũng cách điều trị cho gà bị sưng ngón chân. Anh em có thể tham khảo và áp dụng cho gà của mình nếu thấy gà có các biểu hiện của tình trạng này. Lưu ý, phát hiện và điều trị sớm, đừng để lâu, gà chuyển nặng, hỏng gà thì rất đáng tiếc.
Gà chọi bị sưng ngón chân có thể là do chấn thương hoặc do gãy xương. Hãy nhanh chóng xem xét và tìm hiểu xem nguyên nhân là gì. Nếu gãy thì tìm cách nẹp và nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý nhất. Còn nếu chỉ đơn thuần về bệnh lý hãy tìm cách chữa trị sớm để không ảnh hưởng tới chiến kê nhé. Chia sẻ kinh nghiệm khi ngón chân gà chọi sưng với Vui123 nhà cái uy tín ngay nào!