Gà chọi mấy tháng thì lên chuồng được? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi gà chọi không giống như những loại gà thông thường khác. Chính vì thế khi nuôi và chăm sóc loại gà này cũng có những điểm khác biệt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé.
Đặc điểm khác biệt của gà chọi so với các loại gà khác
Gà chọi là một loại gà đặc biệt. Nó sinh ra là để chiến đấu vì thế nó có sẵn tính hiếu chiến trong cơ thể. Đồng thời thể lực của gà chọi cũng tốt hơn hẳn các loại gà thông thường khác.
Khi nhỏ có thể nuôi gà chọi cùng với những loại gà khác do nó vẫn chỉ lang thang kiếm ăn. Thi thoảng vẫn gây hấn với những con gà khác nhưng không nhiều và nó sẽ nhanh bỏ chạy.
Tuy nhiên khi lớn bản tính hiếu chiến của gà chọi phát triển nó sẽ gây hấn với tất cả các con gà khác. Và khi đánh nhau với gà khác nó sẽ không có dấu hiệu dừng lại, sẽ đánh cho đến khi trầy da, rách cổ, rách cánh…
Thời điểm nào cho gà chọi lên chuồng là thích hợp
Do gà chọi có những đặc điểm riêng biệt nhất là tính chiến đấu cao có sẵn nên đến thời điểm thích hợp cần phải nuôi nhốt riêng. Đây còn được gọi là thời điểm cho gà lên chuồng.
Cho gà lên chuồng sẽ tránh việc xô xát với các loại gà khác. Đồng thời có chế độ ăn uống, huấn luyện riêng cho gà chọi.
Thời điểm cho gà chọi lên chuồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện chuồng trại, cách chăm sóc của người nuôi…Nhưng thông thường gà chọi từ 6 tháng trở lên là bắt đầu được cho lên chuồng.
Vì sao cần cho gà chọi lên chuồng?
Nếu số lượng gà nhiều việc nuôi chuồng riêng cùng chế độ chăm sóc khác biệt cũng sẽ khá tốn kém. Việc nuôi chung có thể tiết kiệm được diện tích, Tuy nhiên sẽ phát sinh nhiều vấn đề gây nên thiệt hại lớn hơn. Lên chuồng thường áp dụng cho gà trống, còn gà mái có thể nhốt riêng ở 1 khu rộng rãi.
Cho gà lên chuồng để hạn chế đánh nhau
Gà chọi đến một giai đoạn nhất định sẽ có sự phân cấp. Cùng với bản tính hung dữ, máu chiến, chúng sẽ cắn mổ lẫn nhau. Đánh nhau khi gà còn quá non sẽ làm thiệt hại về gà, mất gà. Do đó nhốt riêng chuồng cho mỗi con gà là việc làm cần thiết.
Gà không được nhốt riêng dễ mất đi bản năng vốn có
Nếu không đánh nhau, ở lâu dần với gà thường, gà chọi sẽ mất đi bản tính hung hăng. Một dạng như bị thuần hóa, mất đi khả năng chiến đấu. Đồng thời việc nhốt riêng gà chọi sẽ được người chăm sóc kĩ lưỡng, tiếp xúc thường xuyên. Nhờ đó gà chọi sẽ dạn người hơn, không bỏ chạy khi gặp người.
Dễ dàng quản lý và chăm sóc khi nhốt riêng chuồng
Khi nhốt riêng chuồng có thể quản lý tốt hơn giờ giấc ăn uống của gà. Có chế độ chăm sóc riêng đối với từng con. Dễ dàng quan sát được sự thay đổi của gà để có sự chăm sóc phù hợp. Ví dụ như nhốt riêng có thể biết được gà đi ngoài phân như thế, có dấu hiệu lạ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu nhốt chung sẽ không thể phân biệt được điều đó.
Hạn chế lây lan dịch bệnh
Việc nuôi nhốt chung nhiều giống gà với nhiều cấp độ tuổi khác nhau sẽ rất dễ phát sinh dịch bệnh. Khi 1 con gà bị bệnh sẽ lây cho cả đàn, gây thiệt hại to lớn về kinh tế. Nhốt riêng làm giảm khả năng lây lan cũng như thuận lợi hơn trong việc trị bệnh cho gà.
Cách chăm sóc gà chọi mới lên chuồng
Gà chọi khi lên chuồng tức là bước vào giai đoạn trưởng thành. Do đó cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện riêng.
- Cần tiến hành tẩy giun cho gà chọi ngay khi được lên chuồng. Làm điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho gà, giúp gà hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn.
- Khi gà mới lên chuồng, do thay đổi chỗ ở sẽ có 1 số con bỏ ăn, chán ăn. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không kéo dài lâu, chỉ vài 3 ngày. Sau khi gà đã quen cần cho gà ăn uống đúng giờ. Ngày 2 bữa vào một khung giờ nhất định, sẽ giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Thời điểm cho ăn tốt nhất là 7 giờ sáng và 5 giờ chiều.
- Thời gian cho gà ăn là từ 10-15 phút. Cho thức ăn vào cho gà sau 10 đến 15 phút thì lấy đi. Nhiều lần như thế gà sẽ quen với thời lượng mà chúng được ăn. Cho gà mổ thức ăn lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cắn, mổ của gà chọi. Đồng thời việc cho gà ăn lâu, ăn nhiều sẽ làm gà tăng cân mất kiểm soát.
- Ngoài 2 bữa chính có thể bổ sung thêm bữa phụ cho gà. Nếu bữa chính là tinh bột, ngô, gạo thì bữa phụ có thể cho gà ăn thêm đồ ăn sống và bổ sung rau xanh. Đồ ăn sống cho gà có thể là: Giun, sâu, thịt… Còn về phần rau xanh có thể cho gà ăn thoải mái vì không làm gà béo đồng thời lại rất tốt cho tiêu hóa của gà.
Chắc hẳn qua bài viết trên đây các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về việc cho gà lên chuồng như thế nào? Cách chăm sóc gà sau khi lên chuồng ra sao? Hi vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp tốt nhất cho những chú chiến kê của mình nhé.