Gà bị khò khè tuy chỉ là một dạng bệnh đơn giản, khá phổ biến trên gà nhưng lại có khả năng biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời. Gà bị khò khè cũng được chia làm nhiều mức khác nhau và có những cách điều trị tương ứng. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc phương pháp phòng và điều trị điều trị chứng khò khè ở gà. Hãy cùng theo dõi nhé.
Vì sao gà bị khò khè?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè ở gà. Ở phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày với các bạn những nguyên nhân chính và quan trọng nhất.
Gà bị hen suyễn
Biểu hiện đầu tiên khi gà bị hen suyễn đó là khò khè, khó thở. Nếu là chứng khò khè thông thường thì sẽ dễ điều trị hơn. Chứng khò khè thuộc phạm vi bệnh hen suyễn khó điều trị và mất nhiều thời gian.
Gà bị cảm cúm
Khả năng chịu lạnh của gà rất kém, vào những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột chúng chưa kịp thích ứng sẽ rất dễ bị cảm. Đi kèm với sự mệt mỏi uể oải là tiếng thở khò khè, thở mạnh ở gà.
Gà có thể trạng yếu bẩm sinh
Gà yếu ớt ngay từ khi sinh ra hệ hô hấp sẽ không tốt được như những con gà khỏe mạnh khác. Chứng khó thở, khò khè thường xuyên xuất hiện. Những người nuôi gà thường không cho đây là biểu hiện bất thường nên không điều trị sớm và dứt điểm dễ để bệnh chuyển biến nặng.
Gà bị khò khè do môi trường sống không tốt
Môi trường sống của gà không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đây là cơ hội để cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công vào hệ hô hấp của gà, làm gà bị viêm đường hô hấp dẫn đến khò khè, khó thở.
Gà bị vi khuẩn tấn công
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó thở ở gà là do chúng bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Mycoplasma Galliseptium. Loại vi khuẩn này rất nguy hiểm, chúng không chỉ gây nên chứng thở khò khè ở gà mà còn có thể làm gà bị suy huy hô hấp. Nếu bệnh chuyển nặng có thể làm gà tử vong. Loại vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể gà ngay từ khi còn trong trứng, do lây từ gà mẹ sang.
Dấu hiệu cho thấy gà đang bị khò khè
Nếu thấy gà có một trong số biểu hiện sau, rất có thể gà đã bị mắc chứng thở khò khè. Nên tìm hiểu nguyên nhân sớm và điều trị dứt điểm cho gà.
- Gà đang nhanh nhẹn hoạt bát bỗng dưng ủ rũ, uể oải, vận động kém. Đây là biểu hiện thường thấy nhất khi gà bị khò khè, khó thở. Lúc này gà không hấp thụ được lượng oxy cần thiết cho cơ thể nên mới trở nên yếu ớt, mệt mỏi.
- Gà chán ăn dần dần bỏ ăn: Bất kể gà mắc bệnh gì cũng đều có triệu chứng cơ bản là chán ăn. Vì vậy nếu thấy gà có biểu hiện trên cần tìm hiểu xem gà đang mắc bệnh gì để điều trị kịp thời.
- Gà bắt đầu bị rụng lông. Dấu hiệu này cho thấy gà đã bị khò khè trong một thời gian dài. Nhưng người nuôi không để ý hoặc chủ quan không chữa trị cho gà. Lúc này cơ thể gà rất yếu và sức đề kháng bị sụt giảm nghiêm trọng.
- Gà bị đi ngoài. Quan sát thấy gà đi ngoài phân sống hoặc có màu, mùi lạ, phân có bọt thì đừng nghĩ ngay đến việc gà bị rối loạn tiêu hóa nhé. Rất có thể gà đã bị viêm đường hô hấp nặng đang biến chứng sang ruột.
Gà bị khò khè thì nên cho uống thuốc gì?
Có 2 hướng điều trị cơ bản cho gà khi mắc chứng khò khè. Một là điều trị bằng các bài thuốc dân gian hai là cho gà sử dụng thuốc tây.
Sử dụng bài thuốc dân gian điều trị chứng thở khò khè cho gà
- Sử dụng tỏi: Dùng nước tỏi ngâm cho gà uống trực tiếp hoặc trộn lẫn vào thức ăn cho gà. Sử dụng cách này 3 đến 4 ngày để cải thiện chứng khò khè ở gà.
- Đập dập một nhánh gừng ngâm với nước cho gà uống hoặc trộn với thức ăn của gà. Áp dụng ngày 2 lần sau 2 đến 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Ngâm lá trầu không với 1 vài hạt muối, lấy nước cốt cho gà uống cũng là một phương pháp điều trị bệnh khò khè cho gà rất tốt. Cho gà uống ngày 2 lần đến khi khỏi hẳn thì dừng.
Cho gà uống thuốc tây
Thông thường các bài thuốc dân gian chỉ có thể áp dụng với gà bị khò khè ở thể nhẹ và thời gian điều trị khá lâu. Nếu bệnh đã chuyển nặng thì nên cho gà uống thuốc tây, hiệu quả sẽ nhanh hơn. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc tây có thể dùng cho gà khi mắc chứng thở khò khè, bạn có thể tham khảo
- Ampicoli Pharm
- Cefa XL.Gold
- D.T.C VIT Max Pro
- DANOCIN 180
- DOGEN-PHARM
- B52/AMPICOL
Cách sử dụng những loại thuốc này đã được chỉ rõ trên bao bì. Tuy nhiên người nuôi không nên tùy tiện sử dụng thuốc tây y cho gà nếu chưa tham khảo ý kiến của cán bộ thú ý.
Cách phòng chống chứng khò khè ở gà
Để hạn chế gà bị tình trạng khò khè, khó thở, người nuôi gà cần áp dụng tốt những chỉ dẫn phòng bệnh sau.
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thường xuyên phun thuốc khử khuẩn loại trừ mầm mống gây bệnh. Khi trời chuyển lạnh cần che chắn tốt chuồng cho gà để hạn chế gió lùa.
- Cho gà ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.
- Bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho gà.
- Cho gà tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh.
- Bệnh khò khè ở gà là bệnh do vi khuẩn gây ra ở đường hô hấp. Nên khả năng lây lan của bệnh này khá nhanh. Khi phát hiện có gà bị khò khè, lập tức tách đàn và tiến hành điều trị bệnh dứt điểm. Nếu để lây lan khả năng kiểm soát bệnh rất khó và tốn nhiều chi phí để điều trị.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên chắc hẳn đã giúp quý bạn đọc biết được cách phòng và điều trị chứng khò khè ở gà. Hãy nhớ luôn chăm sóc gà cẩn thận để có thể phát hiện và điều trị bệnh cho gà kịp thời. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết sau với thật nhiều những thông tin thú vị.
Khi gà bị khò khè khó thở lên đờm cần nhanh chóng chữa trị và cách ly đề phòng dịch lan rộng ra các con khác. Đừng quên tiêm phòng vắc xin để đảm bảo nhất khả năng phòng bệnh cho chiến kê của mình nhé. Nếu anh em nào có cách chữa gà khò khè khó thở lên đờm nhanh vui lòng comment xuống để cộng đồng nuôi gà cùng thảo luận với Gamevui123.net nhé!