Cách Chữa Sưng Củ Bàn Cho Gà Chọi Nhanh Khỏi

Bạn không chỉ quan tâm đến cách chữa sưng củ bàn chân cho gà chọi. Mà còn muốn tìm hiểu cách phòng tránh cho gà không bị sưng củ bàn chân. Có như vậy thì mới hạn chế được việc gà chọi bị chấn thương liên quan tới củ bàn chân cho gà. Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp thêm kinh nghiệm và những thứ liên quan nhất cho vấn đề này.

Vì sao gà bị sưng củ bàn chân?

Sưng củ bàn chân là tình huống hay gặp đối với gà chọi. Để giải thích lý do vì sao gà chọi bị sưng củ bàn chân, có thể liệt kê ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Gà chọi sau khi cho đi đá hoặc đi vần về không được chăm sóc đúng cách. Cụ thể ở đây là không được ngâm chân trong nước lạnh.
  • Cho gà tập luyện quá sức, gà rất dễ bị sưng gân, căng cơ, nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng sưng tấy.
  • Khi gà tập cánh, các sư kê thả gà ở độ cao vượt sức của gà, nên khi tiếp đất gà rất dễ bị hỏng móng, sưng củ bàn chân.
  • Nền chuồng của gà và nền của điểm tập luyện là nền xi măng hoặc đất cứng, không được lót cát, lót cỏ. Khi gà di chuyển và bật nhảy chạm xuống nền cứng dẫn đến sưng củ bàn chân.
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác như: Gà dẫm phải vật cứng, sắc, do va chạm…
XEM THÊM:  Top 4 Địa Chỉ Mua Gà Chọi Con Ở Hà Nội Giá Tốt
Gà chọi chân bị sưng củ bàn nguyên nhân do đâu?
Gà chọi chân bị sưng củ bàn nguyên nhân do đâu?

Cách điều trị sưng củ bàn chân ở gà đơn giản hiệu quả

Để điều trị sưng củ bàn chân cho gà ngoài việc cho gà ngâm chân cần kết hợp cho gà sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả nhanh. Tình trạng sưng củ bàn chân ở gà chọi được chia ra làm 2 thể: Thể nhẹ và thể nặng. Cũng chính vì vậy phương pháp điều trị cũng sẽ có sự khác nhau giữa 2 thể.

Phương pháp điều trị khi gà bị sưng củ bàn chân mức độ nhẹ

Ngay khi phát hiện gà bị sưng củ bàn chân cần nhốt riêng gà vào chuồng nhỏ, hẹp để gà hạn chế di chuyển. Nền chuồng cần được lót cát mịn hoặc cỏ khô. Để không ảnh hưởng tới chỗ sưng của gà, dễ làm tình trạng sưng đau trở nên nặng hơn, gà mất sức, suy nhược, thời gian điều trị kéo dài.

Với tình trạng củ bàn chân sưng nhẹ thì có thể cho gà dùng 2 loại thuốc: Alpha Choay và R-Cin.

  • Alpha Choay: Là thuốc có khả năng chống phù nề, sưng tấy rất hiệu quả. Cho gà uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
  • R-Cin: Hay còn được biết đến với tên gọi thuốc con nhộng đỏ. Đây là thuốc có chứa kháng sinh đặc trị sưng củ bàn chân ở gà. Cho gà uống ngày 2 lần sáng – tối, mỗi lần 1 viên.

Cho gà dùng thuốc liên tục trong 5 đến 7 ngày, tình trạng sưng củ bàn chân sẽ được cải thiện rõ rệt. Gà sẽ sớm đi lại và tập luyện được bình thường.

XEM THÊM:  Mít Trà Cú Sư Kê Nổi Tiếng Thomo Quê Trà Vinh

Phương pháp điều trị khi gà bị sưng củ bàn chân mức độ nhẹ

Cách chữa cho gà bị sưng củ bàn chân mức độ nặng

Với mức độ nặng thời gian điều trị khá lâu. Đồng thời phải kết hợp với chế độ chăm sóc rất cẩn thận. Đòi hỏi người nuôi gà cần hết sức kiên nhẫn và tỉ mỉ. Thuốc uống sẽ không có nhiều tác dụng với tình trạng củ bàn chân sưng nặng. Nếu vẫn cho gà uống thuốc thì thời gian điều trị phải kéo dài mà hiệu quả lại không cao. Thay vào đó có thể dùng thuốc tiêm, tác động trực tiếp đến phần sưng đau của gà. Dưới đây là danh mục các loại thuốc tiêm thường dùng và tác dụng tốt trong việc điều trị sưng củ bàn chân ở thể nặng.

  • Lincomycin (600mg/2ml)
  • Dexamethasone(4mg/1ml)
  • Gentamicin (80mg/2ml)

Kết hợp cả 3 loại tiêm cùng 1 lần cho gà chọi. Một tuần tiêm 2 đến 3 lần tình trạng sưng đau của gà sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Cách làm nước ngâm chân cho gà

Dù gà bị sưng nặng hay nhẹ thì cũng cần kết hợp cho gà ngâm chân để gà có thể bình phục nhanh hơn.

Nguyên liệu: Xuyên khung, gừng tươi, long não, lá cây đinh, lá lốt, muối trắng…

Cách làm. Băm nhỏ nguyên liệu sau đó cho vào đun với nước, đun từ 3 đến 5 lít tùy vào số lượng nguyên liệu. Đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa đến khi nước chuyển màu vàng thì tắt và để nguội cất đi dùng dần. Nước để tối đa được 3 đến 4 ngày. Mỗi lần ngâm lấy ra 1 lượng nhỏ pha nước lạnh cho gà ngâm. Cho gà ngâm liên tục từ 10 đến 15 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

XEM THÊM:  Cách Sửa Mồng Gà Đá An Toàn Ít Chảy Máu

Mách nhỏ cách phòng tránh cho gà không bị sưng củ bàn chân

Người ta thường nói “phòng còn hơn chống”. Chính vì vậy để gà không bị sưng củ bàn chân, các sư kê cần nắm được những mẹo nhỏ mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

  • Không nên cho gà luyện tập quá nặng, bài tập vượt quá sức của gà.
  • Sau khi luyện tập hay thi đấu nên cho gà ngâm chân từ 15 đến 20 phút với nước lạnh. Ngoài ra người nuôi gà có thể tham khảo thêm cách nấu nước ngâm chân cho gà cũng rất hiệu quả.
  • Chuồng gà cần được trải cát mịn, loại bỏ đá nhọn có thể làm gà bị thương. Hoặc lót cỏ ở nền chuồng cho gà di chuyển êm hơn.
  • Với những bài tập cánh không nên thả gà ở độ cao lớn, khi tiếp đất mạnh có thể làm gà bị sưng củ bàn chân.
  • Theo dõi gà cẩn thận, nếu gà có biểu hiện lạ, sưng đau cần điều trị ngay.
Phòng tránh gà bị sưng củ bàn khá quan trọng
Phòng tránh gà bị sưng củ bàn khá quan trọng

Trên đây là những phương pháp điều trị sưng củ bàn chân thông dụng, dễ làm, mang lại hiệu quả cao mà chúng tôi đã tổng hợp được. Anh em nếu có những cách điều trị khác, công dụng tốt hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Cần phải kiểm tra kỹ càng nếu không thì cũng rất khó để xử lý dứt điểm. Sưng củ bàn thì đi còn không vững chứ đừng nói tới việc đánh đấm. Nếu không giải quyết được coi như mất đi 1 chiến kê đại tài.

Anh em cũng chú ý cách phòng gà chọi sưng củ bàn khi tránh nuôi nhốt nơi đất quá cứng nhé. Nếu anh em có cách nào hay khác hãy chia sẻ với Gamevui123.net ngay nào!

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *