Cách Sửa Mồng Gà Đá An Toàn Ít Chảy Máu

Sửa mồng gà là một kỹ thuật cơ bản các sư kê ai cũng cần biết. Bởi không phải con gà chọi nào sinh ra cũng sở hữu một chiếc mào đẹp và thuận tiện cho thi đấu. Gà có tố chất, có kỹ năng thi đấu tốt nhưng vì chiếc mồng không như ý đã làm cản trở rất nhiều đến khả năng thực chiến. Nếu chỉ vì vậy mà bỏ đi một chiến kê tốt thì thật là uổng phí. Hãy khắc phục nhược điểm này bằng những cách sau đây.

Mồng có vai trò gì đối với chiến kê?

Anh em cần biết với gà chọi chiếc mồng không chỉ đơn thuần là một bộ phận làm tăng thêm vẻ đẹp cho gà. Với gà thường thì điều này có vẻ đúng. Nhưng với gà chiến mồng còn có nhiều tác dụng hơn những gì chúng ta biết.

  • Mồng gà là nơi tiết ra rất nhiều mồ hôi, chính vì vậy nó có tác dụng tỏa nhiệt rất tốt. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng hoặc trong những trận đấu quyết liệt, mồ hôi tiết ra ở mồng sẽ làm nhiệt độ cơ thể của gà được cân bằng lại. Cũng nhờ vậy mà các chiến kê có thể tránh được tình trạng suy kiệt hay sốc nhiệt.
  • Mồng của gà trống lúc nào cũng to, đỏ, đẹp hơn gà mái. Đây cũng là điểm để các anh gà trống thu hút được sự chú ý của các chị gà mái. Và tất nhiên nếu hấp dẫn được nhau thì sẽ có rất nhiều thuận lợi về sau.
  • Nhìn vào mồng gà có thể biết được phần nào tình trạng sức khỏe của từng con gà. Với những con gà có cấu tạo bẩm sinh mào rủ hay nhạt màu thì là chuyện bình thường. Nhưng gà đang có chiếc mào cứng cáp màu đỏ tươi, tự nhiên lại nhợt nhạt, ủ rũ hoặc nhắn nhúm xuất hiện các vết tím, đốm trắng thì chứng tỏ gà không được khỏe. Hoặc đang có biểu hiện của một số bệnh truyền nhiễm.
  • Ngoài ra với hình thức đá gà cựa, mồng gà còn có tác dụng như một chiếc lá chắn. Có thể ngăn hoặc làm giảm nhẹ tác động của những pha tấn công bằng cựa dao của đối thủ nhằm vào phần đầu.
XEM THÊM:  Gà Chuối Mạng Gì? Màu Mạng Gà Chuối Chuẩn Phong Thuỷ
Có nên sửa mồng gà đá không?
Có nên sửa mồng gà đá không?

Vì sao phải sửa mồng gà?

Khác với gà thường, tiêu chí đánh giá một chiếc mồng đẹp đối với gà chọi phải gọn, màu sắc đậm, tươi và cứng cáp, dáng chỉ thiên thì càng tốt. Chiếc mào to, xòe rộng chỉ đẹp đối với gà bình thường còn với gà chọi càng to sẽ càng trở nên nặng nề, vướng víu, cản trở nhiều đến thị giác và khả năng thi đấu.

Phần lớn hình dáng mồng gà là do di truyền, số ít là sự đột biến. Thực ra dáng mồng không thể nói lên được năng lực thi đấu của gà. Nên không thể vì một chiếc mồng không như ý mà không lựa chọn con gà đó. Nếu anh em nhận thấy gà có đòn lối tốt nhưng có chiếc mào không tốt thì vẫn có thể mang về huấn luyện và áp dụng một số kỹ thuật sửa mồng để sửa mồng để khắc phục điểm yếu này.

Ngoài ra với những con gà trong quá trình nuôi dưỡng xuất hiện sự biến đổi về hình dạng mồng cũng có thể sửa để hạn chế những ảnh hưởng đến tập luyện và thi đấu.

Một trường hợp nữa là gà sẽ được chỉnh hình vào một thời điểm nhất định để khống chế kích thước mùng khi gà trưởng thành

Cách sửa mồng gà an toàn, đẹp mắt

Thận trọng khi sửa mồng gà
Thận trọng khi sửa mồng gà

Chuẩn bị trước khi sửa

  1. Trước tiên, anh em phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Kéo, dung dịch sát trùng, bông, băng, xịt cầm máu, khăn…
  2. Xác định trước sẽ sửa mồng theo hướng như thế nào: Với những ai thích mồng gọn thì có thể tỉa sát đến da đầu, kết hợp tỉa cả tích tai, dái tai nếu quá dài. Thông thường thì mọi người chỉ tỉa cách da đầu khoảng 6 ly kết hợp tỉa dọn dái và tích tai.
  3. Anh em cần phải tính trước đến trường hợp biến chứng sau cắt như nhiễm trùng giảm khả năng sinh sản, vết thương lở loét… Để tìm ra phương án sửa an toàn nhất. Tùy vào từng mục đích khác nhau mỗi người sẽ có phương pháp sửa riêng.
  4. Để gà trưởng thành, phát triển toàn diện mới bắt đầu sửa mồng. Lựa chọn thời điểm thích hợp để sửa. Theo các sư kê có kinh nghiệm thì nên thực hiện vào những ngày cuối cùng của tuần trăng, khi đó máu sẽ dồn nhiều xuống chân hơn là trên đầu. Sửa mồng lúc này gà sẽ ít bị mất máu nhất. Tránh tỉa vào ngày nóng vì máu loãng khó cầm. Trước khi tỉa mồng 1 ngày nên cho gà nhịn uống nước, có thể thì bổ sung thêm vitamin K vào thức ăn để tăng hiệu quả cầm máu. Trước và sau khi tỉa có một số người còn nhúng đầu gà vào nước lạnh. Các sư kê thường chọn tỉa gà vào buổi tối khi đó gà có tâm lý bình ổn, ít bị hoảng loạn.
XEM THÊM:  Gà Chọi Mào Đổ Đá Được Không? Cách Chữa Mào Gà Bị Đổ

Cách tỉa mồng chi tiết

  • Nên nhờ một người cùng làm để giữ gà. Trải khăn lông xuống nền, nằm chặt chân và đỡ lườn gà, ép chặt cánh, lăn gà quấn vào khăn, làm sao chỉ có đầu và chân gà lòi ra khỏi khăn.
  • Sát trùng dụng cụ và chỗ mồng chuẩn bị cắt, có thể cắt ít rồi sửa. Nắm mồng bằng một tay, kéo lên trên rồi đặt kéo vào phía sau cắt phần chỏm và lượn về phía giữa mồng với nhát cắt đầu tiên. Tiếp theo, bạn cần nắm phần chỏm mồng cao nhất còn sót lại và kéo lên. Tùy vào chủ kê muốn cắt nông hay sâu có thể tỉa thêm cho đẹp và đúng dáng mồng mong muốn.
  • Có thể tỉa luôn cả tích tai và dái tai nếu muốn.
  • Cuối cùng, cầm máu, sát khuẩn và băng bó cẩn thận. Thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Có thể cho gà uống thuốc chống phù nề, sưng tấy. Bổ sung vitamin, ăn uống đủ chất để gà nhanh hồi phục sức khỏe.
Có nhất thiết phải sửa mồng gà không?
Có nhất thiết phải sửa mồng gà không?

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa mồng gà an toàn và hiệu quả nhất. Anh em có thể tham khảo và áp dụng để giúp chiến kê có một chiếc mồng như ý. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Nói chung không cần thiết quá cũng chẳng nên tác động cắt mào gà đá làm gì cả. Nếu không biết cách có thể gây ra hậu quả cho chiến kê đấy anh em ạ. Vì thế hãy thực sự chú ý và cân nhắc khi cắt mồng gà đá nhé. Chia sẻ của Vui123 hy vọng rằng anh em đã nắm được những vấn đề chính trong việc này. Cần thêm tư vấn, trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *