Cách Phòng Tránh Bệnh Cho Gà Chọi Giúp Gà Khỏe Mạnh

Gà chọi là loại gà có đặc thù riêng, chúng được nuôi dưỡng, huấn luyện để thi đấu. Vì vậy sức khỏe, sức bền và độ dẻo dai của gà chọi phải hơn hẳn các loại gà khác. Muốn gà chọi luôn khỏe mạnh, có một nền tảng thể lực tốt thì ngoài chế độ chăm sóc, tập luyện tốt, còn phải biết cách để phòng bệnh cho gà. Dưới đây là 5 bước cơ bản trong phòng tránh bệnh cho gà chọi đã được chúng tôi tổng hợp.

Chuồng trại phải đạt tiêu chuẩn

Yếu tố cơ bản đầu tiên đó là vấn đề chuồng trại. Gà chọi cũng giống như con người nếu được sống trong môi trường  trong lành, một ngôi nhà sạch sẽ vệ sinh thì sức khỏe lúc nào cũng được đảm bảo hơn. Để làm chuồng cho gà cần lưu ý những điểm sau:

  • Chuồng gà phải chắc chắn, sạch sẽ, kín gió nhưng đồng thời cũng phải có độ thông thoáng, không bị bí hơi. Khi làm chuồng phải để ý hướng gió, tốt nhất là bố trí chuồng ở đầu hướng gió.
  • Đảm bảo cho chuồng luôn được khô ráo, có độ ẩm thích hợp, không bị đọng hơi nước. Độ ẩm trung bình từ 60-70%. Thường xuyên làm vệ sinh và phun khử khuẩn.
  • Các dụng cụ dùng trong chăm nuôi, đồ đựng thức ăn, nước uống cũng phải được làm sạch hàng ngày.
  • Có biện pháp xử lý tốt chất thải để đảm bảo đủ tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
  • Không chỉ chuồng gà mà những khu vực xung quanh, nơi thường thả gà ra cũng phải được phát quang, phun khử khuẩn thường xuyên. Nhờ đó sẽ loại bỏ được nấm mốc, vi khuẩn có hại.
XEM THÊM:  Cho Gà Uống Thuốc Tây Có Tác Dụng Gì Không?
Chuồng gà chọi cần sạch sẽ thông thoáng nhưng kín gió nhiệt độ ổn định
Chuồng gà chọi cần sạch sẽ thông thoáng nhưng kín gió nhiệt độ ổn định

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi phải được áp dụng theo từng lứa tuổi. Vì không phải là gà chăm công nghiệp nên không thể cho ăn cám hay một chế độ ăn tăng trọng như nhau.

  • Thức ăn cho gà ở mọi lứa tuổi đều phải đảm bảo vệ sinh, thức ăn tươi mới, không cho ăn lại, ăn thức ăn cũ.
  • Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Ở vào mỗi độ tuổi sẽ có những loại thức ăn phù hợp. Nhưng về cơ bản, gà chọi thường được cho ăn: Thóc (đã ngâm là tốt nhất), gạo, giun, dế, côn trùng, thịt bò,thủy hải sản, ngũ cốc, rau xanh…
  • Cho gà ăn kết hợp các loại rau xanh dựa trên sở thích của gà. Những loại rau gà thích ăn: Rau muống, cà chua, xà lách, giá…
  • Thường xuyên cho gà uống nước. Nước phải sạch và được thay mới nhiều lần trong ngày.
  • Có thể bổ sung thêm các loại vitamin như A, C, D, E hòa lẫn vào nước cho gà uống. Đê nâng cao sức đề kháng cho gà.
Thức ăn cho chiến kê cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Thức ăn cho chiến kê cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Cho gà tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng là điều kiện bắt buộc để cho công tác phòng tránh bệnh cho gà đạt hiệu quả cao.

  • Nếu chọn mua gà con dưới 1 tháng tuổi về nuôi phải chọn gà có dòng giống khỏe mạnh, xuất sắc và phải được tiêm đủ các mũi tiêm bắt buộc cho gà mới nở.
  • Trong quá trình nuôi phải cho gà tiêm cúm. Đây là một bệnh rất dễ nhiễm ở gà và có tốc độ lây lan nhanh.
  • Phòng đầy đủ cho gà trước khi thả vườn, tránh lây nhiễm chéo.
  • Tiêm phòng cho gà phải đảm bảo 2 yếu tố: Tiêm đúng và tiêm đủ.
XEM THÊM:  Gà Mồng Chập Là Gì Chơi Được Không?
Cần tiêm phòng cho gà chọi đầy đủ các mũi vắc xin cần thiết
Cần tiêm phòng cho gà chọi đầy đủ các mũi vắc xin cần thiết

Đảm bảo an toàn sinh học

Trong quá trình nuôi dưỡng, để tránh cho gà bị nhiễm bệnh cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về an toàn sinh học:

  • Giữ gìn vệ sinh: Chuồng trại, Môi trường xung quanh, dụng cụ chăn nuôi, đồ ăn thức uống và vệ sinh thân thể gà.
  • Đảm bảo các yếu tố về khoảng cách, mật độ trong chăn nuôi để khi có gà bị bệnh có thể rà soát và cách ly kịp thời.
  • Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh khử trùng để phòng ngừa và loại bỏ mầm bệnh.

Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho gà chọi, các chủ kê cần lưu ý những điểm sau:

  • Chủ kê phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà. Nếu thấy có biểu hiện lạ cần xử lý ngay.
  • Sử dụng những thảo dược cơ bản như: Gừng, nghệ, mật ong… để cho gà ăn hoặc uống nhằm phòng bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Chủ động cách ly gà chọi bị bệnh để tránh lây nhiễm sang gà khỏe.
  • Với những bệnh thông thường có thể tự chữa nhưng những bệnh nặng, có độ truyền nhiễm cao, có dấu hiệu liên quan đến sinh tồn thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.
Phòng bệnh cho gà chọi quan trọng giúp gà khỏe mạnh
Phòng bệnh cho gà chọi quan trọng giúp gà khỏe mạnh

Lịch tiêm phòng cho gà chọi anh em có thể tham khảo

Tuổi gà Vacxin
1 đến 3 ngày tuổi Tiêm vacxin Newcastle chủng F
7 ngày tuổi Tiêm vacxin đậu gà
8 đến 10 ngày tuổi Tiêm vacxin Gumboro
21 ngày tuổi Tiêm vacxin Lasota
30 đến 45 ngày tuổi Tiêm vắc xin tụ huyết trùng
Từ 60 ngày tuổi trở lên Tiêm vắc xin Newcastle chủng M
XEM THÊM:  Nhổ Lông Cánh Gà Chọi Để Làm Gì Có Nên Không?

Lưu ý:

  • Cho gà tiêm đúng vacxin, đúng thời điểm và đủ liều.
  • Mũi nào cần phải tiêm nhắc thì phải cho gà tiêm nhắc lại sau 6 tháng.
  • Còn rất nhiều bệnh khác có thể mắc ở gà nhưng chưa có vacxin hoặc vacxin chưa phổ biến. Anh em cần lưu ý để chủ động phòng tránh cho gà.

Gà chọi có sức khỏe tốt, ít mắc bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống tốt, môi trường sống và chế độ chăm sóc. Để chủ động trong công tác phòng tránh bệnh cho gà, hạn chế để gà chọi bị mắc bệnh, anh em hãy làm tốt những công tác phòng tránh bệnh được đưa ra ở trên. Mong rằng các chiến kê luôn khỏe mạnh và có phong độ tốt.

 

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *